Cải Táng theo Phong tục và Lễ nghi cổ truyền

Cải Táng theo Phong tục và Lễ nghi cổ truyền



Các bạn đều biết rằng, trong cuộc sống văn minh hiện đại hiện nay những phong tục nghi lễ cổ truyền vẫn luôn được các thế hệ người Việt Nam trân trọng, gìn giữ và kế thừa. Nó là sợi dây vô hình gắn kết người Việt Nam ở mọi phương trời, bởi nó phản ánh khát vọng sống chân chính, nét đẹp của đạo lý cổ nhân và chiều sâu của tâm hồn người Việt, đã vượt qua mọi khoảng cách về không gian, thời gian trở thành nét văn hoá truyền thống của người Việt Nam.


Cải táng

Theo Khổng Tử thì trị thiên hạ "trọng nhứt là ba việc: ăn, tang và tế" (Sở trọng giả, thực tang tế). Theo Mạnh Tử thì: "Đạo trị thiên hạ cần nhứt là khiến dân nuôi người sống và tang người chết mà không có điều di hám" (Dưỡng sinh tang tử vô hám, vương đạo chi thủy giả). Bởi thế ở xã hội Việt Nam cũng như ở xã hội Trung Hoa, tang lễ là phong tục và lễ nghi rất quan trọng. Cải táng là giai đoạn cuối cùng trong tang lễ, đây cũng là giai đoạn rất quan trọng theo truyền thống tâm linh của người Việt Nam vì họ quan niệm rằng nếu làm đúng, tốt thì gia đình họ sẽ gặp mạnh khoẻ, may mắn và thành công trong mọi việc, quan trọng hơn nữa là cha(mẹ) họ sẽ được an lành, siêu thoát.

"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"


Thời gian thấm thoắt thoi đưa, nỗi đau xót cũng như sự thấm thía sự thiếu vắng kể từ ngày cha(mẹ) mất đi và với những ưu tư, lo lắng trong lúc tang gia bối rối của cháu, con trong gia đình trong giai đoạn hung táng thì cải táng là giai đoạn để họ thể hiện đạo Hiếu và sự thành kính với người đã khuất.

"Con cò cõng nắng cõng mưa
Cha mẹ thì cõng bốn mùa gió sương"


Theo thuật Phong thuỷ cổ truyền thì việc tiến hành cải táng có những công việc cần chuẩn bị như:

- Chọn thời gian: Tuỳ theo từng gia đình, hoàn cảnh cụ thể để tiến hành.
- Tìm huyệt cát: Đó là nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố tốt theo Phong thuỷ của một ngôi mộ.
- Chọn ngày, giờ tốt: Ngày giờ tốt với tuổi người đã khuất và trưởng nam (hoặc thứ nam nếu không có trưởng nam) trong gia đình.
- Xây, đắp mộ: Tiến hành xây, đắp mộ chìm, mộ nổi hay mộ công quan theo lối cổ.
- Lễ tạ mộ: Dâng lễ thắp hương lễ tạ Quan Thần linh, hàn Long mạch, cầu siêu.
- Chuyển linh vị sang bàn thờ chính: Tại nhà thì chuyển linh vị (hay ảnh thờ) lên bàn thờ gia tiên. Còn tại nhà thờ họ thì đưa linh vị, ảnh hoặc ghi tên (tuỳ theo cách thức của từng vùng, miền) lên bàn thờ họ (hoặc chi).

Các bước tiến hành cho việc cải táng nên tham khảo những người có nhiều kinh nghiệm trong công việc này.

Bản đồ